Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Muôn kiểu lừa đảo phòng trọ sinh viên tại TP.HCM

Thuê được phòng trọ, nhà trọ giá rẻ là mong ước của tất cả sinh viên xa quê đến thành phố Hồ Chí Minh học tập. Tuy nhiên, để tìm được phòng trọ, nhà trọ tốt, giá cả phải chăng không phải điều đơn giản. Sau đây, Zita xin chia sẻ với bạn một số mánh khóe lừa đảo phòng trọ sinh viên thường gặp tại TP.HCM.

lừa đảo phòng trọ cho thuê
Lừa đảo phòng trọ cho thuê là hiện trạng tràn lan tại TP.HCM

Chiêu lừa đảo mới của phòng trọ cho thuê

Mới đây, trên báo chí hay mạng xã hội, chúng ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều câu chuyện chia sẻ về trường hợp các bạn sinh viên không may gặp phải lừa đảo phòng trọ. Đa số đều mất trắng số tiền đặt cọc, mặc dù có giấy đặt cọc và biên lai thu tiền hẳn hoi.
Công thức lừa đảo chung của những trường hợp này đó là đưa ra giá cho thuê thấp hơn mặt bằng chung khu vực hiện tại, phòng trọ sạch đẹp, đảm bảo an ninh,… để chào hàng những bạn nhẹ dạ cả tin. Sau khi xem phòng, nếu sinh viên muốn giữ chỗ thì phải đặt cọc một khoản tiền ( thông thường là 500.000 vnđ) – cọc có giấy cọc – biên lai đàng hoàng. Tuy nhiên, sau khi khách thuê dọn đồ đạc đến ở và đòi ký hợp đồng thì họ sẽ đưa ra thêm một loạt những khoản tiền linh tinh khác với giá cắt cổ nhằm cố tình khiến các bạn sinh viên không dám thuê, phải từ bỏ số tiền cọc. Nếu bạn cố tình đòi cọc sẽ bị mắng chửi thậm chí bị hù dọa.

Muôn kiểu lý do của những kẻ lừa đảo phòng trọ sinh viên

  • Phải đặt cọc số tiền tương đương 3 tháng tiền thuê phòng trọ – nhà trọ mới đồng ý cho bạn dọn vào ở.
  • Khi bạn ở chuyển tới, viện cớ đưa ra hàng loạt các loại chi phí phát sinh với giá trên trời như: Tiền điện nước 1 triệu/tháng/người; tiền an ninh 200 ngàn/tháng; tiền Camera 300 ngàn/tháng; tiền giữ xe 200 ngàn/tháng; tiền rác 300 ngàn/tháng,… Nếu bạn không đóng sẽ không được ký hợp đồng, nếu không ký hợp đồng thì sẽ bị mất tiền cọc.
  • Đưa ra những khoản phí cực vô lý hòng gián tiếp cho bạn biết bạn đã “bị lừa” rồi để rút ngắn thời gian tranh chấp và hù dọa bạn: tiền hao mòn vật dụng trong nhà, tiền canh cửa mở cửa sáng tối đi về, tiền bảo vệ,…
  • Liên tục tìm cớ kéo dài thời gian không cho bạn chuyển đến ở: nhà đang bị hư, phòng đang sơn sửa, đi du lịch chưa về,…
  • Hù dọa bạn bằng nhiều cách khác nhau như: Nếu vật dụng trong nhà bị hư hỏng sẽ phải đền bù với giá rất cao; nếu cống nước, ổ điện hư phải tự sửa; hay thậm chí hù dọa bạn rằng trong nhà có ma khiến bạn không dám ở.
Chung quy lại, mục đích sau cùng của lừa đảo phòng trọ sinh viên đó là cố ý làm khó bằng mọi cách để đuổi sinh viên đi, ăn lợi từ số tiền đặt cọc giữ chỗ. Mặc dù số tiền đặt cọc không nhiều nhưng với mỗi bạn sinh viên thì đó là cả một vấn đề lớn.
a

Đọc thêm: Mẹo trồng cây cảnh theo phong thủy mang lại may mắn

Cách nhận biết lừa đảo phòng trọ sinh viên

Với hiện trạng lừa đảo phòng trọ xuất hiện tràn lan tại thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay, khi tìm kiếm phòng trọ cho thuê bạn phải cực kỳ cẩn trọng. Những kẻ lừa đảo thường tung ra các chiêu trò khôn lường, đánh vào điểm yếu của sinh viên. Để tránh bị lừa gạt, trước khi đi tìm kiếm thuê phòng, bạn cần nắm những nguyên tắc cơ bản để nhận biết lừa đảo phòng trọ sinh viên như sau:
  • Những căn nhà trọ – phòng trọ đưa ra mức giá cho thuê rẻ một cách bất thường so với mặt bằng chung. Nhiều tin rao vặt, tờ rơi dán trên cột điện ở quận Bình Thạnh, Gò Vấp thường tràn lan nhà trọ phòng trọ cho thuê giá chỉ giao động từ 800.000 – 1.300.000 một tháng.
  • Thông tin trên tờ rơi cho thuê nhà trọ phòng trọ đưa ra quá nhiều lợi ích như vị trí đẹp, gần trường học, gần trung tâm, gần bến xe bus, có wc riêng, không chung chủ, bao điện nước, cáp wifi miễn phí, chỗ để xe thuận lợi,…
  • Những trường hợp bị lừa gạt đa số đều rơi vào thuê nhà nguyên căn.
  • Giấy tờ, biên lai đặt cọc không ghi cụ thể rõ ràng, chỉ ghi thông tin tiền đặt cọc, ngày đặt cọc và nếu bạn không chuyển đến ở thì sẽ bị mất số tiền cọc.
  • Mỗi phòng cho thuê không đồng hồ tính điện nước riêng, điện nước chia đều đầu người hoặc chia đều các phòng.

Cách thức tránh lừa đảo phòng trọ sinh viên

Khi bạn đi thuê phòng trọ, ngoài việc phải tìm hiểu trước những thông tin vị trí, giá cả, tiện ích trên mạng, bạn còn cần phải đến tận nơi để kiểm tra xem nhà trọ – phòng trọ đó có được như tin đăng hay không. Trước khi trao tiền cho chủ trọ, bạn cần lưu ý tất cả những vấn đề sau:
  • Kiểm tra cẩn thận toàn bộ phòng trọ – dãy trọ xem có ổn và an toàn không (phòng tắm, wc, cửa sổ, cửa chính, điện, nước, cống, chỗ để xe,…)
  • Nói chuyện với chủ trọ và yêu cầu cung cấp tất cả những thông tin như chủ trọ là ai, giờ giấc ra vào của nhà trọ, các vật dụng trong nhà hư hại thì do ai sửa chữa,…
    • Hãy hỏi kỹ về giá cả thuê, tiền điện nước, gửi xe, an ninh,… để chắc chắn sẽ không phát sinh thêm bất cứ khoản tiền mới nào khi bạn chuyển đến.
    • Có đồng hồ điện nước riêng cho mỗi phòng hay không? Tuyệt đối đề phòng nếu chủ nhà yêu cầu phân chia đầu người hay phân chia đều theo phòng.
  • Giấy đặt cọc- biên lai cọc giữ phòng phải ghi chi tiết và đầy đủ thông tin, giá cả, điều kiện ngày giờ,… Phải đầy đủ chữ ký của hai bên và tiền cọc chỉ đưa tối đa 50% tiền nhà mỗi tháng.
  • Cuối cùng, khi ký hợp đồng, bạn phải đọc thật kĩ các điều khoản để xem có gì bất thường không, tránh tranh chấp về sau, tiền mất tật mang.
lừa đảo phòng trọ sinh viên
Ngoài ra, nếu muốn thực sự đảm bảo an toàn, không gặp phải lừa đảo phòng trọ, sinh viên khi muốn tìm thuê phòng trọ nên nhờ đến sự hỗ trợ của các trung tâm, phòng ban hỗ trợ sinh viên tại trường đại học, ký túc xá,… Nhân viên tại đó sẽ giúp đỡ bạn tìm kiếm và cho bạn những địa chỉ phòng trọ nhà trọ uy tín, an toàn.
Trên đây là một số kinh nghiệm giúp bạn tránh được lừa đảo phòng trọ sinh viên. Chúc bạn thuê được căn phòng tốt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét